Cờ lê lực dùng là thiết bị chuyên dùng để siết các đai ốc và bu lông có kích cớ lớn. Vậy cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng của loại dụng cụ này như thế nào? Cùng dbk.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo cờ lê lực

Cấu tạo của cờ lê lực bao gồm các thành phần:

Chất liệu

Các cờ lê lực chủ yếu làm từ chất liệu hợp kim cao cấp có tác dụng chống mài mòn, độ bền cao, chịu được lực momen xoắn mức độ lớn.

Cấu tạo chi tiết của cờ lê lực

Cờ lê lực có cấu tạo khá đơn giản, cụ thể bao gồm các bộ phận:

  • Phần đầu vặn: bộ phận này được thiết kế gắn liền hoặc rời ở phía ngoài (tùy từng thiết kế sản phẩm). Tác dụng của đầu vặn giúp cho thao tác quay đơn giản, nhanh gọn hơn.
  • Phần thân cờ lê: bộ phận này là một thanh dài có kết cấu chắc chắn giúp các động tác siết và kiểm tra lực được diễn ra trơn tru và chính xác hơn.
  • Phần tay cầm: được thiết kế với nhiều khía cạnh nhỏ nhằm tăng độ ma sát, hạn chế tình trạng trơn trượt xảy ra. Tùy từng loại thiết kế, bộ phận này sẽ có thang chia lực hoặc tích hợp sẵn đồng hồ. Với cờ lê có thang chia lực, đơn vị đo là Nm và lb/ft, thang đo chỉnh tinh là 1/10 Nm.
  • Cuối cùng là phần khóa mở trạng thái điều chỉnh lực.

Nguyên lý hoạt động của cờ lê lực

Cờ lê lực hoạt động theo nguyên tắc Momen xoắn (hay còn gọi là Momen quay). Nguyên lý hoạt động cụ thể của cờ lê lực như sau:

Lực siết càng mạnh khi tích độ dài cánh tay đòn với lực tác dụng vào vật cần siết càng lớn. Bởi vậy, nếu chúng ta muốn siết những đai ốc hay bu lông nặng thì cần chọn cờ lê lực có cánh tay đòn dài. Trong đó, cánh tay đòn được xác định từ vị trí đặt lực cho tới vị trí tay cầm.

Với nguyên lý mô-men xoắn và dựa trên cơ chế bánh cóc, cờ lê sẽ chuyển động lặp đi lặp lại để siết chặt bu lông hay đai ốc. Bên trong của cờ lê có hệ thống lò xo piston kết nối với bánh cóc. Bởi vậy, nếu chúng ta vặn cờ lê theo chiều kim đồng hồ, piston bị đẩy khiến cho chân vịt đẩy bánh răng tiến tới vật cần siết.

Ngược lại, nếu chúng ta vặn cờ lê ngược chiều kim đồng hồ, piston bị nén lại và chân vịt cùng lúc trượt trên răng của bánh cóc khiến bánh cóc xoay theo. Từ đó, lực siết cố định theo một chiều và được gắn trên bánh cóc nhằm ôm trọn các ốc vít hay bu lông.

Ứng dụng của cờ lê lực

Cờ lê lực là dụng cụ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, cụ thể như: sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy; sán xuất thiết bị cơ khí, gia công sửa chữa máy móc,...

Một số ứng dụng cụ thể của cờ lê lực:

  • Sử dụng để siết hoặc làm nới lỏng ốc vít, bu lông với lực cố định.
  • Tháo rời ống không có tay cầm hoặc các vật thể có hình cầu.
  • Kiểm tra lực siết của bu lông. Sau đó điều chỉnh lực siết của cờ lê để phù hợp cho quá trình vận hành.
  • Sử dụng kết hợp với bộ phận nhân lực trong trường hợp phải kiểm tra mô men xoắn lớn bằng tay ở những nơi khó khăn như trên cao, đường hầm hay vị trí các bu lông to hoặc nơi cần một mô-men xoắn to nhưng hạn chế không gian.

Cờ lê lực

Có bao nhiêu loại cờ lê lực trên thị trường?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cờ lê lực khác nhau. Tùy mục đích và nhu cầu mà khách hàng sẽ lựa chọn ra sản phẩm có cấu tạo, chức năng sử dụng phù hợp. Dưới đây là một số loại cờ lê thông dụng:

  • Cờ lê lực đầu liền và cờ lê lực đầu rời: đây là 2 dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất nhì thị trường.
  • Cần nổ: loại cờ lê này có đặc điểm sẽ phát ra âm thanh như tiếng nổ khi chúng ta siết vật thể đến đủ lực đã cài đặt từ trước.
  • Cờ lê lực có đồng hồ đo: loại cờ lê này tích hợp sẵn đồng hồ trên thân, được sử dụng để kiểm tra lực siết các bu lông đai ốc.
  • Cờ lê lực điện tử: loại này được tích hợp sẵn thiết bị đo điện tử, không dây và không cần kết nối thêm với nguồn điện nào khác. Trong quá trình làm việc, lực siết đo được sẽ hiển thị trên màn hình LED, người dùng có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh thông qua các nút điện tử trên thiết bị đo.

Cờ lê lực

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cờ lê lực. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới, DBK Việt Nam sẽ hỗ trợ và đưa phản hồi phù hợp và chính xác!